Giới thiệu
FPT Ventures mong muốn mang đến cho các startup công nghệ tại Việt Nam một cơ hội đưa các sản phẩm khởi nghiệp của mình lên tầm cao mới. Các startup có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư, nơi làm việc, ban cố vấn, kinh nghiệm mở rộng thị trường, tập khách hàng, hạ tầng kỹ thuật, năng lực marketing & PR, các mối quan hệ với các quỹ đầu tư trên thế giới để triển khai sản phẩm trong nước và từng bước mở rộng ra khu vực. Khởi nghiệp với FPT trong tầm tay, bạn đã sẵn sàng?
Funds
Vốn đầu tư dành cho các công ty đang gọi vốn Seed và Serie A
Customer Base
Tập khách hàng Online, Offline, Enterprise, End user có sẵn
Marketing
Khả năng quảng bá sản phẩm đến từng người Việt Nam
Ban cố vấn
Trương Gia Bình
Chủ tịch HĐQT FPT
Sau khi bảo vệ Tiến sĩ Toán học tại Liên Bang Nga, trở về nước, ông ấm ủ một khát vọng “góp phần hưng thịnh quốc gia”. Khát vọng này của ông được thể hiện ngay trong tầm nhìn và sứ mệnh của FPT từ ngày đầu thành lập.
Trong suốt hơn 26 năm thành lập FPT, ông luôn được mệnh danh là con người của ý tưởng hoài bão và khát vọng, là người đưa ra các định hướng chiến lược quan trọng giúp FPT trở thành tập đoàn CNTT lớn nhất trong lĩnh vực kinh tế tư nhân của Việt Nam.
Không chỉ là “linh hồn” của FPT, ông còn là người có tâm huyết với đất nước và có ảnh hưởng đến các chính sách của Chính phủ trong việc phát triển ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Và đó cũng là lý do để Tập đoàn Nikkei vinh danh ông tại Giải thưởng Nikkei Asia 2013.
Bùi Quang Ngọc
Tổng Giám đốc FPT
Theo lời mời gọi của người bạn thân, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, nhà giáo Bùi Quang Ngọc đã rẽ ngang sang làm kinh doanh. Ông gia nhập FPT ngay từ ngày đầu thành lập với mong muốn áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm được đào tạo tại Pháp vào các hoạt động thực tiễn tại Việt Nam.
Sự am hiểu sâu sắc mô hình và đặc thù của từng loại hình kinh doanh B2B, B2C, B2G của FPT cùng kinh nghiệm triển khai các dự án CNTT lớn đã giúp ông trở thành một nhà quản trị xuất sắc của FPT. Ông là người tiên phong hiện đại hóa và triển khai xây dựng hệ thống quản trị FPT, đảm bảo mọi hoạt động của Tập đoàn hiệu quả và chuẩn xác, theo đúng các quy chuẩn chất lượng quốc tế.
Ông cũng là người có tầm ảnh hưởng trong ngành CNTT với danh hiệu Top 10 lãnh đạo Công nghệ thông tin (CIO) xuất sắc nhất Đông Dương năm 2005.
Nguyễn lâm phương
Cố vấn cấp cao công nghệ FPT
Gia nhập FPT năm 1991 và đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong các mảng xuất khẩu phần mềm, tích hợp hệ thống của FPT. Các dự án phần mềm ngân hàng đầu tiên của FPT, trong đó có dự án triệu USD đầu tiên của FPT với Vietcombank, hay phần mềm Smart Bank… đều có dấu ấn của ông.
Năm 2012, ông được bổ nhiệm vị trí Giám đốc Công nghệ của FPT. Ở cương vị này, một trong các đóng góp quan trọng của ông là giúp FPT định hướng để phát triển theo xu hướng mới: S.M.A.C (bao gồm Social - Xã hội, Mobile - Di động, Analytics - Phân tích, dựa trên dữ liệu lớn và Cloud - Đám mây).
Hoàng Nam Tiến
Chủ tịch FPT Software
Tại Hội nghị chiến lược năm 2003, FPT đặt ra mục tiêu đạt 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2008, mục tiêu này được cho là viển vông. Cuối năm 2008, Công ty phân phối FPT (FDC) dưới sự điều hành của Tổng Giám đốc Hoàng Nam Tiến đã xuất một hóa đơn trị giá 100.000 USD. Đó là hóa đơn đặc biệt giúp FPT chạm mốc doanh thu 1 tỷ USD. FPT trở thành công ty tỷ đô và là công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng của VNR500.
Năm 2011, ông được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch FPT Software. Sự quyết tâm, máu lửa và đam mê đã giúp ông dẫn dắt FPT Software trở thành 1 trong 500 công ty phần mềm lớn nhất trên thế giới. Ông đã tạo ra những bước đi vững chắc cho FPT Software trên con đường tiến tới mục tiêu 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2020 và quân số 30.000 người.
Nguyễn Thế Phương
Phó Tổng Giám đốc FPT
Ông tốt nghiệp ĐH Ngoại thương
năm 1999.
Ông gia nhập FPT tháng 8/2000 và
có nhiều đóng góp trong việc xây
dựng hệ thống tài chính, kế toán
FPT theo chuẩn quốc tế.
Gần 15 năm qua, với việc đảm
nhiệm các vị trí quan trọng trong
lĩnh vực: tài chính, kiểm soát kế
hoạch tài chính, ông đã có nhiều
đóng góp quan trọng cho FPT.
Hiện, ông còn là GĐ Tài chính FPT.
Vũ Anh Tú
Phó Tổng Giám đốc FPT Telecom
Tốt nghiệp khoa CNTT Đại học Bách Khoa năm 2000 và gia nhập FPT năm 2001, nhưng ông đã có khá nhiều kinh nghiệm về mạng và lập trình. Ngay từ khi còn là sinh viên, Vũ Anh Tú đã có được dự án ra tấm ra món là phần mềm gõ tiếng Việt trên nền tảng hệ điều hành di động Window CE trên PDA điện thoại cá nhân.
Bên cạnh đó, ông còn có trong tay chứng chỉ cao cấp về an ninh thông tin CISSP và chứng chỉ cấp độ cao nhất của Cisco System về mạng - CCIE. Đây được coi là một trong những chứng chỉ nghề CNTT có giá trị nhất trên thế giới và cũng là bằng khó đạt nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco.
Đào Gia Hạnh
Phó Giám đốc Công nghệ FPT IS
Gia nhập FPT từ năm 1996, ông đã tham gia triển khai, tư vấn nhiều giải pháp công nghệ của công ty. Với hơn 18 năm làm việc trong lĩnh vực CNTTT, ông đã đóng góp tích cực trong việc xây dựng, duy trì, phát triển đội ngũ công nghệ của FPT IS.
Hiện ông đang cùng các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu tích hợp các công nghệ mới; duy trì, phát triển mới các chứng chỉ đối tác cao nhất với các hãng Cisco, Juniper, IBM, HP, MS, Oracle… tạo lợi thế cạnh tranh cho FPT IS. Anh hiện là thành viên Hội Đồng Công nghệ FPT.
Phạm Minh Tuấn
Tổng Giám đốc FPT IS
Năm 2014, ông được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc FPT IS. Với kinh nghiệm dày dạn trong nhiều vị trí khác nhau, ông nhận ra rằng, một hạ tầng thông minh không chỉ tạo cơ hội tăng trưởng không giới hạn cho FPT IS mà còn là con đường nhanh nhất để Việt Nam trở thành một cường quốc kinh tế trong khu vực. Giao thông thông minh sẽ giúp người tham gia giao thông cũng như vận chuyển hàng hóa thuận tiện hơn, đúng giờ hơn. Y tế thông minh giúp giảm tải cho đội ngũ y bác sĩ cũng như các cơ sở khám chữa bệnh. Giáo dục thông minh giúp tất cả các trẻ em trong độ tuổi đến trường được bình đẳng trong tiếp cận tri thức. Và cuối cùng người dân sẽ được phục vụ tốt hơn với Chính phủ thông minh.
Trần Thế Trung
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT
Ông Trần Thế Trung gia nhập FPT năm 2007 với vai trò Trưởng phòng Đào tạo Đại học FPT. Năm 2010, FPT thành lập Viện Nghiên cứu Công nghệ và ông được bổ nhiệm vào vị trí Viện trưởng. Bốn năm sau ngày thành lập Viện, với sự nỗ lực của ông và cộng sự, FPT đã nhận được bằng sáng chế công nghệ đầu tiên cho “Hệ thống nhận viết trạng thái các ngón tay di chuyển và nhấn trên vùng không gian ảo giới hạn”. Hiện anh là Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ FPT và là thành viên Hội đồng Công nghệ FPT.
Phan Thanh Sơn
Giám đốc Công nghệ FPT IS
Anh Phan Thanh Sơn hiện là Giám đốc công nghệ của Công ty Hệ thống thông tin FPT IS. Từng đảm nhiệm vị trí TGĐ và CTO của Cisco Việt Nam, anh đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa công nghệ mới của Cisco đến với thị trường Việt Nam. Anh cũng là diễn giả chính trong nhiều hội nghị CNTT quan trọng của quốc gia và ở sự kiện công nghệ của FPT. Ngoài ra, anh còn là thành viên chủ chốt trong hoạt động của rất nhiều hiệp hội, câu lạc bộ CNTT trong nước và quốc tế. Anh hiện là thành viên tích cực trong hội đồng công nghệ FPT.
Chu Thị Thanh Hà
Chủ tịch FPT Telecom
Năm 1996, FPT đưa vào hoạt động mạng công cộng có tên là Trí tuệ Việt Nam (TTVN). Tuy chưa kết nối được ra nước ngoài, TTVN đã mang lại cho các thanh niên Việt Nam một môi trường mới đầy hứng khởi.
Là một trong những hành viên đầu tiên của mạng Trí tuệ Việt Nam, bà Chu Thanh Hà đã có những đóng góp quan trọng cho lĩnh vực viễn thông của FPT. Trải qua nhiều vị trí quan trọng tại FPT Telecom (đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực viễn thông của FPT) bà cùng cộng sự đã góp phần đưa FPT Telecom từ một trong những ISP đầu tiên được cấp phép vào năm 1997 trở thành một trong những công ty viễn thông hàng đầu Việt Nam.
Đỗ Cao Bảo
Chủ tịch FPT IS
Là người đầu tiên phụ trách Trung tâm Dịch vụ tin học (tiền thân của mảng kinh doanh tích hợp hệ thống của FPT hiện nay), ông thấm thía những tháng ngày đi kiếm các hợp đồng nhỏ lẻ và luôn mơ ước tới những hợp đồng cỡ vài trăm ngàn đô. Do đó, ngay khi FPT thành lập FPT IS, ông đã tập trung xây dựng quan hệ với các khách hàng lớn, có ảnh hưởng quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước. Đó là khối Ngân hàng; Bộ Tài chính; Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Bộ Công An; các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước. Dưới sự dẫn dắt của ông, FPT IS đã tham gia triển khai hầu hết các hạ tầng thông tin quan trọng của quốc gia.
Trần Quốc Hoài
Tổng Giám đốc FPT Trading
Năm 1995, FPT chính thức có giấy phép xuất nhập khẩu sản phẩm điện thoại di động, Trần Quốc Hoài là một trong ba người nộp đơn xung phong xin phụ trách mảng hoạt động này. Trong hơn 10 năm gắn bó với mảng phân phối sản phẩm công nghệ của FPT, ông và công sự đã có những đóng góp tích cực đưa FPT trở thành nhà Phân phối số 1 tại Việt Nam về thị phần, đồng thời là đối tác tin cậy của trên 30 hãng công nghệ lớn.
Nguyễn Thành Nam
Cố vấn Cao cấp về Sáng tạo của FPT
Khi FPT quyết định toàn cầu hóa với hướng đi chiến lược – xuất khẩu phần mềm, ông được giao là người “lãnh ấn” với độ quân vẻn vẹn 13 người. Nhưng giai đoạn đầu, giấc mơ xuất khẩu phần mềm của FPT không mấy xuôn xẻ nhưng ông và những thành viên chủ chốt của FPT vẫn quyết tâm theo đuổi hướng đi đã chọn. Tìm ra giải pháp cho xuất khẩu phần mềm từ một quyển sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Nam rất tâm đắc với bài học từ vị lãnh tụ huyền thoại của Việt Nam. Những bài học từ Bác Hồ như “mình yếu thì phải đánh thế chứ không dùng lực”, “phải dựa vào nhân dân và nhân dân sẽ là người đưa ra lời giải chứ không phải lãnh đạo”, “đi tiếp thị thì phải có người danh tiếng giới thiệu trước”… được ông Nam áp dụng triệt để trong sự nghiệp xuất khẩu phần mềm.
Bên cạnh đó, ông cũng là người có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển mảng giáo dục của FPT. Ông đang nỗ lực để biến giấc mơ “Việt Nam thành điểm đến du học quốc tế” thành hiện thực.
Lê Hồng Việt
Giám đốc Công nghệ FPT
Tốt nghiệp Đại học Sydney, Úc chuyên ngành Công nghệ thông tin, năm 2005, Lê Hồng Việt gia nhập FPT Software để thỏa mãn đam mê công nghệ khi được trực tiếp tham gia những dự án lớn với nhiều tập đoàn đa quốc gia.
Đến năm 2011, Lê Hồng Việt quyết định rời FPT khi phải đứng trước 2 lựa chọn: con đường làm quản lý - kinh doanh hoặc đi sâu vào chuyên môn công nghệ. Rời FPT với mong muốn khám phá bản thân, ông đã khẳng định được khả năng của mình trong mảng kinh doanh. Tuy nhiên, thời gian làm bên ngoài cũng khiến ông hiểu rõ nhất về sở thích và mong muốn của mình. Năm 2012, ông quay trở về FPT bởi với ông “cho dù có thể làm được nhiều việc khác nhau, nhưng niềm đam mê công nghệ lúc nào cũng ở trong máu”. Hiện anh Việt là Giám đốc công nghệ FPT và là chủ tịch Hội đồng Công nghệ FPT
Trần Hữu Đức
Giám đốc FPT Ventures | Giám đốc VIISA
Ông là cựu thành viên khóa 1 của Câu lạc bộ Tài năng trẻ FPT (FYT). Năm 2001, ông trở thành vị Giám đốc trẻ nhất trong lịch sử FPT Software khi được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc Trung tâm Phần mềm số 5 của công ty. Từ năm 2010 đến 2012, ông đảm nhiệm vai trò Giám đốc Công Nghệ Công ty Nội dung số FPT (FMA). Từ năm 2013, ông giữ vị trí Giám đốc Công Nghệ FPT Trading và là thành viên Hội Đồng Công Nghệ FPT. Ông Trần Hữu Đức hiện là Giám đốc FPT Ventures kiêm giám đốc Công ty cổ phần Tăng tốc khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (VIISA)
Đinh Lê Đạt
Giám đốc Điều hành Mạng Quảng cáo ANTS thuộc FPT
Ông Đinh Lê Đạt nhận bằng Tiến sỹ Toán-Lý tại Đại học Quốc gia Lomonosov, Liên Bang Nga vào năm 2008. Sau quá trình công tác 10 năm tại các công ty Nga và Việt Nam, ông gia nhập FPT Online vào năm 2009 và từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc Công nghệ của công ty này.
Lê Trọng Đức
Giám đốc Sáng tạo mảng Dịch vụ Trực tuyến của FPT Telecom
Ông Lê Trọng Đức tốt nghiệp Thạc sỹ Khoa học trường ĐH Sungkyunkwan, Hàn Quốc năm 2008 và Thạc sỹ Kinh tế Viện Phát triển Kinh Tế Hàn Quốc KDI năm 2010. Ông Đức có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Online và Internet và từng có 6 năm làm việc tại Samsung Electronics HQ, Hàn Quốc. Ông hiện giữ vai trò Giám đốc Sáng tạo mảng Dịch vụ Trực tuyến kiêm Giám đốc Dự án Vườn ươm Khởi nghiệp của FPT Telecom.
Hoàng Nam Lê
Trợ lý Giám đốc Công nghệ FPT
Ông Hoàng Nam Lê tốt nghiệp xuất sắc tại Đại học Tổng hợp Colorado (Hoa Kỳ), chuyên ngành kinh tế và quản trị năm 2012. Cũng trong năm 2012, ông đã lấy bằng Cử nhân Kinh tế đối ngoại, chương trình tiên tiến dưới sự tài trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Đại học Ngoại thương, Việt Nam.
Nguyễn Lâm Thanh
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội Truyền thông số Việt Nam
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA)
Phó chủ tịch Hiệp Hội Internet Việt Nam
Chủ tịch liên minh sản xuất Game Việt.
Tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa Hà Nội năm 1995 và Đại học Brussel năm 2002. Ông Nguyễn Lâm Thanh có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực CNTT, Internet và Media tại Việt Nam
Ông Nguyễn Lâm Thanh từng làm Giám đốc Phát triển kinh doanh của các tập đoàn lớn như Intel và SamSung; Ông từng làm Giám đốc chiến lược Khối nội dung số rồi làm Tổng giám đốc Khối dịch vụ truyền hình của Tổng công ty VTC; Phó Tổng giám đốc thường trực của VinEcom-VinGroup.
Ông Nguyễn Lâm Thanh cũng đã thành công trong việc thành lập và phát triển nhiều công ty và sản phẩm công nghệ. Ông tham gia sáng lập và chủ tịch của công ty nội dung số VGG, công ty công nghệ Wala, công ty đào tạo Global Knowledge; Ông đã tham gia sáng lập Mạng Việt Nam go.vn; Mạng xã hội ảnh khoanhkhacvietnam.vn; Công trình sách "Ký Ức Người Lính"; Kênh truyền hình Văn hóa Việt NetViet -VTC10 và Kênh truyền hình phục vụ thiếu nhi và gia đình Kids&Family-VTC11
Bạn đã sẵn sàng?
Ấp ủ một ý tưởng to lớn và cần lắm một cú hích thật sự?